Cách trị nám khi mang thai

  -  

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi khiến da hình thành nám và đeo bám dai dẳng. Sự xuất hiện các đốm nám khiến chị em mang thai lo lắng và trở nên kém tự tin hơn trong giao tiếp. Vậy có cách nào phòng ngừa nám trong khoảng thời gian này không? Nguyên nhân và cách trị nám cho bà bầu ra sao? Cùng tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé!


1. Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ mang thai

Nám da là sự xuất hiện các đốm li ti có màu vàng hoặc màu nâu sẫm xuất hiện trên da. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bạn đang xem: Cách trị nám khi mang thai

Đối với các chị em bị nám trước khi mang thai thì tình trạng này có thể kéo dài và nghiệm trọng hơn.

*
Nội tiết tố thay đổi gây nên tình trạng nám da ở bà bầu

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da ở mẹ bầu là do nội tiết tố Estrogen và Progesterone tác động mạnh vào tế bào da khiến tạo nhiều sắc tố, đặc biệt hắc tố melanin gây nám sạm da.

Ngoài ra, Estrogen cũng làm tăng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase tác động lên các thụ thể melanocortin bên trong khiến các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai chị em phụ nữ dễ xuất hiện tình trạng nám da.

2. Nám da sau sinh có tự hết không?

Nám da sau sinh có tự hết không? Tình trạng nám trên da có thể tự hết sau vài tháng sinh con, đặc biệt là những mẹ bầu chưa từng bị nám trước đó. Lý do nám biến mất là do nội tiết tố của chị em dần quay lại trạng thái cân bằng, hắc tố melanin từ đó giảm và nám sẽ dần mờ đi theo thời gian.

Các đốm nám chỉ ảnh hưởng đến một lớp mỏng trên da và không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên một số chị em đã bị nám da từ trước, các vết nám sau sinh có thể không tự mờ đi mà cần can thiệp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Các cách trị nám da cho bà bầu an toàn

Dưới đây là một số cách trị nám cho mẹ bầu an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Chống nắng và che chắn cho da

Khi ra ngoài, mẹ bầu cần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại của môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Chị em mang thai chỉ nên tắm nắng trước 8 giờ sáng. Sau khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động ngoài hoặc nếu ra ngoài nên có biện pháp bảo vệ da:

Đội mũ có vành, mặc quần áo dài và lựa chọn các loại vải màu sáng và dày.Đeo khẩu trang dày hoặc lựa chọn các loại vải chống được tia UV.Sử dụng găng tay hoặc giày kín khi ra ngoài lâu, tránh ánh nắng tiếp xúc với da.

Đặc biệt, chị em mang thai hãy lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp và sử dụng mỗi ngày để giảm bớt sự tác động của ánh nắng mặt trời lên da.

Xem thêm: Có Nên Sinh Con Ở Bv Việt Nhật Hn Và Kinh Nghiệm Đi Đẻ, Khoa Sản Bệnh Viện Việt Nhật

*
Chống nắng và che chắn cho da giúp trị nám da cho bà bầu

3.2. Bổ sung Vitamin C cho cơ thể

Có thể bạn chưa biết, vitamin C có khả năng giảm sắc tố melanin trên da bởi loại vitamin này có thể tương tác với các ion đồng Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase dễ hình thành melanin.

*
Bổ sung Vitamin C cho cơ thể giúp trị nám da cho bà bầu

Theo nhận định từ các chuyên gia, vitamin C có hiệu quả trong việc giảm sắc tố nhờ cơ chế tác động trực tiếp lên quá trình hình thành sắc tố gây sạm, nám.

Vì vậy, để ức chế quá trình hình thành nám da, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông vàng hoặc đỏ, kiwi, cam, cà chua,… hoặc sử dụng các loại kem dưỡng thoa lên da, sử dụng viên uống.

3.3. Sử dụng axit azelaic

Dù các thành phần có tác dụng làm sáng da đều bị cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng axit azelaic.

*
Sử dụng axit azelaic giúp trị nám da cho bà bầu

Axit azelaic là một trong những thành phần làm sáng da duy nhất và an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai, không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Đây là loại axit thường được dùng để điều trị chứng tăng sắc tố da như mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá trong thời kỳ mang thai. Sản phẩm này được bào chế ở nhiều dạng như thuốc kê đơn, kem, gel,…

Để điều trị tàn nhang cho mẹ bầu, chị em có thể tham khảo và sử dụng các loại thực phẩm có thể cải thiện các vết nám từ sâu bên trong.

Một số loại thực phẩm mẹ bầu có thể bổ sung giúp giảm nám, tàn nhang trên da:

Bổ sung thịt nạc, cá giàu omega 3, trứng.Bổ sung các loại rau củ quả nhiều màu sắc và chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất tốt cho da như:Các loại trái cây như ổi, nho, táo, kiwi, dâu tây,…Các loại rau củ như: rau cải, rau ngót, diếp cá,…Sử dụng các loại thảo mộc, trà xanh, nước ép rau củ, trái cây.Tránh sử dụng đồ cay nóng, đóng hộp, nhiều dầu mỡ,…Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…Giảm lượng tinh bột (carbohydrate) trong khẩu phần ăn.

Xem thêm: Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà - Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hưng Yên

*
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

3.5. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ

Khi mang thai, việc mẹ bầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng có thể khiến tình trạng sạm nám trên da trở nên nghiệm trọng hơn. Cơ thể hấp thụ một số hóa chất trong mỹ phẩm và gây ảnh hưởng đến thai nhi.

*
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ giúp trị nám da cho bà bầu

Vì vậy, để trị nám cho bà bầu hiệu quả, bạn chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính. Chị em mang thai không nên sử dụng một số phương pháp sau nếu không được sự chỉ định của bác sĩ:

Các phương pháp điều trị nám tại thẩm mỹ viện, spa khi mang thai;Peel da, lột da và tắm trắng trong giai đoạn mang thai;Điều trị da bằng retinol hoặc các hóa chất lột da;Tránh dùng laser trị nám trong giai đoạn này.