Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhi Tiêu Chảy Cấp
1. Nhận định:
a.Trẻ tiêu chảy cần đánh giá:
– Dấu hiệu mất nước và mất nước loại nào dựa vào :
+ Toàn trạng
+ Mắt, Nước mắt
+ Nếp véo da
+ Miệng lưỡi
+ Khát



3. Lập và thực hiện KHCS (kế hoạch chăm sóc):
Bù dịch và cân bằng điện giải:
Duy trì đủ lượng dịch
+Bù nước và điện giải bằng đường uống và đường tĩnh mạch
+Bù theo phác đồ A,B,C
a. Phòng mất nước:Bù theo phác đồ A ( điều trị tại nhà). Hướng dẫn bà mẹ 4 nguyên tắc điều trị tại nhà:
+ Cho trẻ bú thường xuyên, bú lâu hơn
Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn : cho trẻ uống thêm ORS Nếu trẻ không bú được hoàn toàn: cho uống thêm nước như ORS, cam, cháo muối.
Bạn đang xem: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp
+ Hướng dẫn bà mẹ cách pha và cho trẻ uống ORS
+ Hướng dẫn bà mẹ lượng ORS cần cho trẻ thêm so với lượng nước hàng ngày.
Dưới 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi lỏng Từ 2 tuổi trở lên: 100-200 ml sau mỗi lần đi phân lỏng
+ Dặn bà mẹ :
Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng cốc hoặc thìa Trẻ nôn dừng lại đợi 10 phút sau lại tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn Tiếp tục cho uống thêm các loại thuốc cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy
-Tiếp tục cho trẻ ăn
-Bổ sung kẽm
+ Trẻ 6 tháng: 20mg/ngày x 14 ngày
-Khi nào đưa trẻ đi khám ngay: Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau
+ Sốt
+Khát hoặc rất khát
+ Phân trẻ có máu
+ Không tốt lên sau 2 ngày điều trị
+Trẻ nôn nhiều
+ Ăn kém bỏ bú
+ Ỉa nhiều lần, phân lỏng.
b. Mất nước nhẹ và trung bình:Bù dịch theo phác đồ B ( điều trị có mất nước bằng ORS). Cho trẻ uống ORS được khuyến nghị trong 4h tại cơ sở y tế.
– Xác định lượng ORS cho uống trong 4h đầu:
+ Số lượng ORS = cân nặng BN x 75 ml ( uống trong 4h)
+ Cho trẻ uống thêm ORS nếu trẻ đòi uống nhiều hơn số lượng chỉ dẫn
+Đối với trẻ c. Mất nước nặng:
Bù dịch theo phác đồ C nhanh chóng điều trị mất nước nặng.
-Truyền tĩnh mạch ngay: Nếu trẻ uống được cho trẻ uống ORS trong khi truyền 100ml/kg dung dịch Ringgerlactac hoặc Nacl 0,9%
+ Trẻ 12 tháng, đánh giá lại và phân loại mức độ mất nước rồi dựa lựa chọn phác đồ thích hợp A,B,C
-Nếu không truyền được dùng ống thông dạ dày để bù dịch ORS= 20ml/kg/h trong 6h ( tổng là 120ml)
-Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hay không bắt được.
-Cứ 1-2 h đánh giá lại trẻ:
+ Nếu trẻ nôn nhiều lần hoặc chướng bụng tăng lên : cho dịch chảy chậm hơn
+ Sau 3h tình trạng trẻ không cải thiện: chuyển trẻ đi bệnh viện để truyền TM
-Nếu không truyền được tùy từng điều kiện cụ thể có thể chuyển bệnh nhi lên tuyến trên.
Nếu cơ sở gần đó truyền được tĩnh mạch (trong vòng 30 phút):
+ chuyển ngay trẻ tới đó để truyền
+nếu trẻ có thể uống được hãy đưa dung dịch ORS cho bà mẹ, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống trong khi chuyển viện.
d. Theo dõi và đánh giá quá trình bù nước và điện giải:-Bilan nước vào và ra
-Theo dõi nước tiểu 8h/lần
-Đảm bảo đủ nước cho trẻ đái được 1-2 ml/kg/h
-Cân trẻ hàng ngày
-Theo dõi phân, bụng chướng
-Theo dõi chức năng sống 4h/lần và đánh giá lại tình trạng mất nước.
-Cho trẻ uống và bổ sung kẽm theo hướng dẫn.
Mất cân bằng dinh dưỡng:
Mục tiêu điều trị: Cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì cân nặng phù hợp với tuổi
-Sau bù nước yêu cầu người mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ và cho trẻ ăn lại chế độ bình thường trước đó >> Giúp làm giảm mức độ nặng của bệnh và thời gian bị bệnh.
-Cân trẻ hàng ngày để đánh giá sự tăng cân.
Nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa:
Mục tiêu điều trị: Trẻ không có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn tiêu hóa và tránh nhiễm trùng lan sang các trẻ khác.
Xem thêm: Cách Trị Bệnh Run Tay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả, Chứng Run Tay Ở Người Trẻ Tuổi Và Cách Điều Trị
-Có phòng cách ly và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện: xử lý phân, lau nhà, vệ sinh dụng cụ.
-Rửa tay sạch sẽ
-Giảm nguy cơ lan truyền nhiễm khuẩn
-Hướng dẫn gia đình rửa tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống >> giảm nguy cơ mắc và lan truyền nhiễm khuẩn.
Tổn thương da do đi ngoài nhiều lần và phân lỏng nhiềunước.
Mục tiêu điều trị: Trẻ không có các dấu hiệu tổn thương da
-Rửa mông cho trẻ sạch bằng nước và xà phòng trung tính do phân của trẻ bị tiêu chảy rất kích ứng da.
-Theo dõi các dấu hiêu nhiễm nấm, tổn thương da vùng mông.
Trẻ lo lắng, hoảng sợ do phải nằm trong môi trường bệnh viện với các tác nhân gây sang chấn tinh thần xung quanh,
Mục tiêu điều trị : trẻ thấy thoải mái và an tâm khi nằm điều trị tại bệnh viện.
-Khuyến khích động viên trẻ
– Kết hợp với gia đình chăm sóc trẻ
-Chăm sóc nhẹ nhàng và dành thời gian nói chuyện với trẻ >> trẻ cảm thấy yên tâm khi nằm điều trị.
Bố mẹ và gia đình bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh tật và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
Mục tiêu điều trị: Bố mẹ hiểu biết về bệnh, liệu pháp điều trị và có đủ kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là chăm sóc tại nhà.
-Cung cấp thông tin về bệnh và liệu pháp điều trị
-Hỗ trợ gia đình trong quá trình điều trị và động viên trẻ => gia đình hiểu và hợp tác tốt trong quá trình điều trị
-Hướng dẫn gia đình những lưu ý trong điều trị, các dung dịch không nên sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy, cách xử lý phân khi trẻ bị tiêu chảy=> Ngăn chặn lan truyền và làm bệnh nặng hơn
-Hướng dẫn cách pha và sử dụng ORS và các dung dịch thay thế, cách theo dõi các dấu hiệu mất nước=> duy trì bù nước tại nhà.
-Hướng dẫn các dấu hiệu khi nào cần cho trẻ đến khám lại ngay khi theo dõi và điều trị tại nhà=> tránh diễn biến bệnh nặng.
-Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
Xem thêm: Cao Huyết Áp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Tăng Huyết Áp
Phòng bệnh:
+ Nuôi con bằng sữa mẹ, bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu
+Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam
Cho ăn thêm thức ăn chế biến từ ngũ cốc, thêm đậu, thịt và rau, thêm 1 thìa dầu thực vật Thức ăn nấu kỹ, nghiền nhỏ và ăn ngay sau khi chế biến Sau khi khỏi ỉa chảy, cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong thời gian 2 tuần.