Tiếp Cận Bệnh Nhân Phù
Phù là tình trạng sưng nề các mô mềm do thoát dịch vào khoảng kẽ. Dịch chủ yếu là nước, nhưng cũng có thể có sự tích tụ protein và chất lỏng giàu chất protein nếu có nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn bạch huyết.
Bạn đang xem: Tiếp cận bệnh nhân phù
Phù có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc cục bộ (giới hạn ở một chi hoặc một phần chi). Đôi khi, triệu chứng này xuất hiện đột ngột, bệnh nhân có thể mô tả rằng chân hoặc tay họ đột ngột xuất hiện tình trạng phù nề. Nhưng thông thường, triệu chứng phù xuất hiện kín đáo và từ từ tăng dần, khởi phát bằng các biểu hiện tăng cân, nặng mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng, hay đi giầy thấy chật vào cuối ngày. Phù tuy tiến triển chậm, nhưng thường đã ở mức độ nặng trước khi bệnh nhân đi khám.
Triệu chứng phù thường ít gây khó chịu ngoài việc mặc quần áo chật; các triệu chứng đi kèm khác thường do bệnh lý nền gây ra. Bệnh nhân phù do suy tim Suy tim (HF) Suy tim (HF) là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy tim trái gây khó thở và mệt mỏi, suy tim phải gây ứ trệ tuần hoàn ngoại biên; các tình trạng suy tim trên có thể tiến triển đồng... đọc thêm


Phù do tăng thể tích dịch ngoại bào thường thay đổi theo tư thế. Do đó, ở bệnh nhân đi lại được, phù khu trú ở cẳng chân và bàn chân; ở bệnh nhân nằm nhiều, phù xuất hiện ở mông, bộ phận sinh dục, và mặt sau đùi. Bệnh nhân nữ hay nằm nghiêng một bên, phù có thể chỉ khu trú ở một bên vú. Tắc mạch bạch huyết gây phù ở phần ngoại vi của vùng tắc nghẽn.
Phù xuất hiện do sự gia tăng dịch từ lòng mạch vào khoảng kẽ, hoặc giảm dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch và mạch bạch huyết. Cơ chế bao gồm:
Khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch suy giảm do có sự di chuyển dịch từ lòng mạch vào khoảng kẽ. Sự suy giảm thể tích nội mạch kích hoạt hệ thống renin-angiotensin-aldosterone-vasopressin (ADH), dẫn đến hiện tượng tái hấp thu natri tại thận. Do có sự gia tăng áp lực thẩm thấu, việc tái hấp thu natri sẽ kéo theo tái hấp thu nước, và giúp duy trì thể tích huyết tương. Hiện tượng tăng tái hấp thu natri tại thận cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng quá tải dịch Quá thể tích Quá tải thể tích nói chung là sự gia tăng của thể tích dịch ngoại bào (ECF). Thể tích ECF tăng điển hình thường xảy ra trong suy tim, suy thận, hội chứng thận hư và xơ gan. Thận giữ Natri dẫn... đọc thêm , từ đó gây phù. Hấp thu quá nhiều muối từ khẩu phần ăn bên ngoài cũng có thể góp phần gây phù.
Phù cũng có thể xảy ra do sự suy giảm áp lực keo huyết tương, từ đó dịch di chuyển từ lòng mạch ra khoảng kẽ, ví dụ như trong hội chứng thận hư, bệnh lý mất protein qua đường ruột, suy gan hoặc suy dinh dưỡng.
Tăng thẩm thấu mao mạch trong các bệnh lý nhiễm trùng, hoặc do hậu quả của độc tố, hoặc viêm gây tổn thương thành mao mạch. Trong phù mạch Phù mạch Phù mạch là phù ở lớp biểu bì sâu và mô dưới da. Thường là phản ứng trung gian của tế bào mast cấp tính do phơi nhiễm với chất gây nghiện, nọc độc, chế độ ăn uống, phấn hoa, hoặc vẩy da động... đọc thêm

Xem thêm: Cách Trị Bệnh Hôi Nách Tại Nhà, Hôi Nách Có Chữa Khỏi Được Không
Hệ thống bạch huyết chịu trách nhiệm loại bỏ protein và các tế bào bạch cầu (cùng với một số nước) khỏi kẽ. Tắc mạch bạch huyết tạo điều kiện cho các chất này tích tụ trong khoảng kẽ.
Suy tĩnh mạch mạn tính Suy tĩnh mạch mạn tính và Hội chứng hậu huyết khối Suy tĩnh mạch mạn tính bị suy giảm sự trở lại máu của tĩnh mạch, đôi khi gây khó chịu ở chi dưới, phù nề và thay đổi da. Hội chứng hậu huyết khối là triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính sau... đọc thêm

Các nguyên nhân phổ biến được liệt kê theo cơ chế chính (xem bảng Một số nguyên nhân gây phù Một số nguyên nhân gây phù


Bệnh sử cần bao gồm bất kỳ rối loạn nào được biết là gây ra phù nề, bao gồm rối loạn ở tim, gan, thận và ung thư (bao gồm bất cứ phẫu thuật hoặc xạ trị nào có liên quan). Bệnh sử cũng cần phải bao gồm các tình trạng dễ mắc do các nguyên nhân này, bao gồm nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm vi rút gần đây (ví dụ viêm gan), rối loạn sử dụng rượu và rối loạn tăng đông máu. Tiền sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các loại thuốc được biết là gây phù (xem bảng Một số nguyên nhân gây ra phù Một số nguyên nhân gây phù

Cần xác định các nguyên nhân gây phù có khả năng gây đe dọa tính mạng, chúng thường xuất hiện đột ngột và gây phù cục bộ. Bệnh cảnh lâm sàng như vậy thường gợi ý chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu (thường là bắp chân hoặc đùi) hoặc vùng chậu. DVT là nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi. DVT là hậu quả của tình... đọc thêm


Những yếu tố này và các đặc điểm lâm sàng khác giúp gợi ý nguyên nhân (xem bảng Một số nguyên nhân gây phù nề Một số nguyên nhân gây phù

Xem thêm: Biểu Hiện Lâm Sàng Của Bệnh Sùi Mào Gà Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đối với hầu hết bệnh nhân bị phù toàn thân, xét nghiệm nên bao gồm công thức máu toàn bộ (CBC), điện giải đồ huyết thanh, nitơ urê máu (BUN), creatinin, xét nghiệm về gan Xét nghiệm Gan và Túi mật trong phòng thí nghiệm Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường hiệu quả cho việc: Phát hiện rối loạn chức năng gan Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan Theo dõi tiến trình của bệnh gan và đáp ứng điều... đọc thêm , protein huyết thanh và phân tích nước tiểu (đặc biệt lưu ý sự hiện diện của protein và tiểu máu vi thể). Các xét nghiệm khác nên được thực hiện dựa trên nguyên nhân nghi ngờ (xem bảng Một số nguyên nhân gây phù Một số nguyên nhân gây phù
